Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Biến đổi khí hậu đe dọa các thế hệ hiện tại và tương lai
Ngày 19/11, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã thúc giục các nhà đàm phán tại Hội nghị biến đổi khí hậu Liên hợp quốc về sự cần thiết của việc đạt được một thỏa thuận khí hậu mang tính ràng buộc pháp lý vào năm 2015.

 



 

Phát biểu tại phiên họp cấp cao Hội nghị biến đổi khí hậu Liên hợp quốc đang diễn ra ở thủ đô Warsaw của Ba Lan, Tổng thư ký Ban Ki-moon khẳng định biến đổi khí hậu đang đe dọa các thế hệ hiện tại cũng như tương lai của thế giới.

 

Theo ông Ban Ki-moon, thế giới không cần phải chứng kiến thêm một thảm họa tương tự như những gì vừa diễn ra ở Philippines mới có thể nhận thức thấu đáo về những hậu quả khủng khiếp có thể xảy ra khi Trái Đất ấm dần lên.

 

Tổng thư ký Ban Ki-moon cũng bày tỏ cảm thông sâu sắc với những nạn nhân bị ảnh hưởng của cơn bão Haiyan và thể hiện quan ngại trước những nỗ lực chưa đủ của cộng đồng quốc tế trong việc giới hạn nhiệt độ Trái Đất không tăng lên quá 2 độ C vào năm 2100 so với thời kỳ tiền công nghiệp.

 

Cũng theo người đứng đầu tổ chức lớn nhất hành tinh, mặc dù các phái đoàn đàm phán tham gia hội nghị biến đổi khí hậu năm nay đã đạt được nhất trí về việc sẽ hoàn tất thỏa thuận pháp lý toàn cầu chống biến đổi khí hậu vào năm 2015, song những thách thức phía trước vẫn vô cùng lớn.

 

Tổng thư ký kêu gọi các phái đoàn đàm phán "cấp thiết" hành động trong bốn lĩnh vực gồm phê chuẩn giai đoạn cam kết thứ 2 của Hiệp ước Kyoto; tăng cường tài chính, trong đó có tài chính dài hạn và Quỹ khí hậu xanh; nhất trí chương trình hành động toàn diện ứng phó với thách thức khí hậu và đặt nền móng vững chắc cho thỏa thuận khí hậu vào năm 2015.

 

Cùng phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc John Ashe thúc giục các nhà đàm phán hành động thực tế hơn, nhất là sau khi đã được chứng kiến những thảm họa thiên nhiên tàn khốc xảy ra trong thời gian gần đây.

 

Chủ tịch Ashe kiên định theo đuổi các biện pháp ứng phó quyết liệt, đồng thời thúc giục các chính phủ đưa ra tầm nhìn dài hạn trên tinh thần đặt lợi ích chung của nhân loại lên trên những toan tính chính trị và lợi ích hẹp hòi.

 

Những lời kêu gọi trên được đưa ra trong bối cảnh Hội nghị biến đổi khí hậu hầu như chưa đạt được bất kỳ tiến triển nào dù chỉ còn ba ngày nữa sẽ bế mạc.

 

Hiện các phái đoàn đàm phán vẫn bế tắc trong nhiều vấn đề mang tính quyết định như hạn mức cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển, chuyển giao công nghệ và hạn ngạch mua bán khí thải cácbon...

 

Về lĩnh vực tài chính, nhóm nước đang phát triển muốn các nước phát triển giữ lời hứa đưa ra năm 2009 về việc tăng tiền tài trợ lên 100 tỷ USD/năm kể từ năm 2020 để giúp các nước đang phát triển ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu.

 

Tuy nhiên, do nhiều nước phát triển đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu nên nhiều nước trong số này không muốn đưa ra bất kỳ con số cam kết tài trợ nào cho cột mốc từ sau năm 2020. Dự kiến vấn đề này sẽ được đưa ra thảo luận trong ngày 20/11.

 

Hội nghị Warsaw khởi đầu tiến trình hai năm thương lượng dự kiến kết thúc vào năm 2015 tại Paris nhằm tiến tới một hiệp định tổng quan đầy tham vọng và mang tính ràng buộc pháp lý trong việc cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân gây ra hiện tượng Trái Đất nóng lên.

 

Nếu được ký kết, hiệp định tương lai này sẽ tiếp nối Nghị định thư Kyoto vào năm 2020, đồng thời buộc Mỹ và một số nước mới nổi - trong đó có Trung Quốc - phải tham gia vào nỗ lực chung cắt giảm khí thải toàn cầu.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung (01-05-2024)
    Trung Quốc chạy thử nghiệm tàu sân bay thứ ba (01-05-2024)
    Haiti có Thủ tướng mới (01-05-2024)
    Israel không chấp nhận yêu cầu chấm dứt chiến tranh (01-05-2024)
    Israel sẽ tấn công vào Rafah bất kể có đạt được thỏa thuận ngừng bắn hay không (30-04-2024)
    Ukraine dùng tên lửa Mỹ tấn công cầu Crimea? (30-04-2024)
    Ukraine 'thách thức' Mỹ khi vẫn tấn công nhà máy lọc dầu Nga? (30-04-2024)
    Thái Lan thu hút lượng lớn khách du lịch Trung Quốc (30-04-2024)
    Mỹ và Anh kêu gọi phong trào Hamas cân nhắc đề xuất ngừng bắn 40 ngày (29-04-2024)
    Mỹ-Saudi Arabia gần hoàn tất thỏa thuận về bình thường hóa quan hệ với Israel (29-04-2024)
    Ngoại trưởng Ai Cập: Chỉ có Mỹ mới có thể phá vỡ vòng xoáy bạo lực ở Gaza (29-04-2024)
    Đức bắt đầu xét xử vụ án âm mưu đảo chính bạo lực, tấn công Quốc hội (29-04-2024)
    Ukraine tuyên bố phá hủy hai đoàn tàu nằm sâu trong lãnh thổ Nga (29-04-2024)
    EU tuyên bố người châu Âu sẽ 'không hy sinh vì Donbass', nhưng khẳng dịnh hỗ trợ Kiev (29-04-2024)
    Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm? (27-04-2024)
    Mohamed Salah cãi nhau với Jurgen Klopp (27-04-2024)
    Australia công bố khoản viện trợ mới trị giá 100 triệu AUD cho Ukraine (27-04-2024)
    Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah (25-04-2024)
    Nga cảnh báo đanh thép nếu NATO triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan (25-04-2024)
    Khả năng Nga giành được pháo đài phòng thủ Chasiv Yar của Ukraine (25-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Tấn công mạng và nguy cơ chiến tranh Trung Đông (20-11-2013)
    Lebanon trước nguy cơ nội chiến (20-11-2013)
    Indonesia, Australia tranh cãi gay gắt (20-11-2013)
    Tiết lộ động trời về “cuộc chơi hạt nhân” của Arabia Saudi (19-11-2013)
    Washington sẽ thay đổi chính sách với Mỹ Latinh (19-11-2013)
    Ai Cập căng thẳng trước lễ kỷ niệm 19/11 (19-11-2013)
    Vì sao Mỹ quá nhiệt tình cứu trợ Philippines? (19-11-2013)
    Israel, Pháp tiếp tục cứng rắn với Iran (18-11-2013)
    Dân Philippines: Tổng thống của chúng ta "miệng nhanh hơn não"! (18-11-2013)
    Khả năng xảy ra 'Mùa xuân Saudi Arabia' (18-11-2013)
    Tổng thống Indonesia bị gián điệp Australia nghe lén (18-11-2013)
    Chính sách đối ngoại "mắc kẹt" của Triều Tiên (18-11-2013)
    Mỹ không còn đòi ông Assad phải ra đi (16-11-2013)
    Đàm phán Iran đổ vỡ, lỗi thuộc về ai? (16-11-2013)
    Thái Lan: Phe đối lập quyết "xóa sổ Thaksin" (16-11-2013)
    5 điều ít biết về vụ ám sát tổng thống Mỹ Kennedy (16-11-2013)
    Nam Phi thời hậu Madiba (15-11-2013)
    Thành lập Chính phủ Đức: Còn nhiều trắc trở (15-11-2013)
    Vụ kiện Preah Vihear: Vì sao thua nhưng Thái Lan vẫn vui? (15-11-2013)
    Ai Cập bỏ Mỹ theo Nga? (15-11-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152814547.